Công nghệ phun phủ nhiệt áp dụng trong sản xuất

Trong những năm trở lại đây với sự phát triển không ngừng của công nghệp. Ứng dụng công nghệ phun phủ nhiệt đã xuất hiện các đây trong hơn 20 năm. Nhưng thật sự để hiểu và tiếp cận ứng dụng của công nghệ này đã có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn thực hiện. Vậy công nghệ phun phủ nhiệt và ứng dụng cụ thể trong thực tế của nó là thế nào. Hãy cùng nghiên cứu để hiểu rõ hơn.
Công nghệ phun phủ được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực :
Vật liệu này sau đó được phân tán thành các hạt dưới dạng sương mù, tăng tốc và đẩy đến bề mặt chi tiết cần phủ đã được chuẩn bị trước. Với đặc điểm hình thành như vậy, lớp phủ sẽ có cấu trúc dạng lớp, trong đó, các phần tử vật liệu bị biến dạng và xếp chồng lên nhau.
Công nghệ phun phủ nhiệt có các ưu điểm là tiết kiệm nguyên vật liệu quý, tạo các lớp vật liệu phủ có độ dày theo ý muốn, thích hợp cho việc chế tạo mới cũng như phục hồi chi tiết cũ. Ngoài ra, công nghệ này cũng có thể được ứng dụng để xử lý tại chỗ, cục bộ đối với các kết cấu lớn hoặc các chi tiết phức tạp.
Ứng dụng về phun phủ nhiệt được bắt đầu thực hiện từ năm 1995, tập trung vào 3 hướng chính về các lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường khí quyển, môi trường nước; các lớp phủ chức năng và các lớp phủ chịu mài mòn.
Độ dày lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường
Vật liệu phủ bảo vệ được chia làm hai nhóm, nhóm các lớp phủ có tác dụng như vật liệu hy sinh tan dần để bảo vệ nền thép (Zn, Al, Mg và các hợp kim của chúng) và nhóm các lớp phủ có tác dụng như lớp màng barrier ngăn cản sự thâm nhập của các tác nhân ăn mòn tới bề mặt thép (thép không gỉ, hợp kim Ti, Mo, Pb, Sn…).
Trong nhiều trường hợp, độ dày lớp phủ nhiệt (kim loại hoặc gốm), sử dụng độc lập hoặc kết hợp với lớp phủ sơn, đã được chú ý nghiên cứu ứng dụng do có giá thành thấp và khả năng bảo vệ đa dạng.
Máy đo độ dày lớp phủ với những chức năng cụ thể
Nhu cầu về vật liệu trong thực tế rất đa dạng với các đặc tính như chịu nhiệt, bền hóa chất, bền mài mòn, dẫn điện, khả năng chống nhiễu điện từ, trang trí,…
Trong nhiều trường hợp, vật liệu phải làm việc dưới tác động đồng thời của nhiều yếu tố như môi trường hóa chất kết hợp với các tác nhân cơ học gây mòn, ăn mòn nhiệt độ cao. Thông thường, tương tác giữa môi trường và vật liệu chủ yếu xảy ra ở lớp bề mặt, do đó giải pháp đưa ra để xử lý các chi tiết máy chưa thể sản xuất trong nước là tạo các lớp phủ chức năng lên bề mặt các vật liệu nền là gang, thép thông dụng.
Lớp phủ nano kính chịu mài mòn cực tốt
Đây là một dạng đặc biệt trong nhóm các lớp phủ chức năng do chúng thường hay gặp nhất trong thực tế như các chi tiết máy khai thác trong các điều kiện mài mòn khô, mài mòn có bôi trơn, mài mòn dưới tải trọng lớn, mài mòn trượt tốc độ cao.
Cùng với sự phát triển của các thiết bị khoa học kỹ thuật thì việc nâng cao chất lượng cũng như kéo dài tuổi thọ của các chi tiết vật liệu là không thể thiếu. Phun phủ nhiệt là công nghệ đang được nhiều ngành và các đơn vị sản xuất tại Việt Nam quan tâm và áp dụng.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan : Khái quát chung của hệ thống thi công phun bi
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét